Thánh lễ an táng Đức Cha cố Giuse Nguyễn Tích Đức
Lúc 7g30 ngày 26. 5. 2011, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục Giáo phận Banmêthuột, đã chủ sự nghi thức di quan.
Linh cữu của Đức cha cố Giuse được quí Tổng Giám mục, Giám mục, quí linh mục, huyết tộc và linh tông của Đức cha cố rước về lễ đài, đi giữa đông đảo cộng đoàn phụng vụ.
Linh cữu của Đức cha cố Giuse được quí Tổng Giám mục, Giám mục, quí linh mục, huyết tộc và linh tông của Đức cha cố rước về lễ đài, đi giữa đông đảo cộng đoàn phụng vụ.
Trước thánh lễ an táng, linh mục FX. Nguyễn Kim Long đọc tiểu sử cố Giám mục Giuse và đọc những điện văn phân ưu (click xem bản văn) và giới thiệu các thành phần tham dự trong thánh lễ hôm nay.
Sau khi Đức Tổng Giám mục Phêrô niệm hương trước linh cữu Đức cha cố Giuse, thánh lễ đồng tế do Đức cha Vinh Sơn chủ tế…Cùng đồng tế với Đức cha Vinh Sơn có Đức tổng Giám mục Phêrô Nguyên Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội – Chủ tịch HĐGMVN. Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục GP. Nha Trang, nguyên Giám Quản Banmêthuột, nguyên Chủ tịch HĐGMVN. Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa, Phó Chủ tịch HĐGMVN. Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, GP. Bắc Ninh, Tổng Thư ký HĐGMVN. Và quí Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục GP. Kontum, Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục GP. Hải Phòng, Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục GP.Cần Thơ, Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục GP. Đalạt, Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục GP. Đà Nẵng, Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục GP.Lạng Sơn, Giuse Nguyễn Năng, Giám mục GP. Phát Diệm, Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục phó GP. Qui Nhơn, Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó GP. Phú Cường, PX. Nguyễn Quang Sách, nguyên Giám mục GP. Đà Nẵng, trên 200 linh mục trong và ngoài giáo phận, đông đảo tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân.
Bài giảng chia sẻ Tin Mừng của ĐGM Phalô Nguyễn Văn Hòa
Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,
Những lời cầu nguyện và hi lễ chúng ta dâng lên trong thánh lễ hôm nay, là để cầu cho Đức cha Giuse, nguyên là vị mục tử của GP. BMT, sớm đạt được cuộc sống vĩnh cửu, muôn đời hưởng nhan Thánh Chúa.
Nhưng Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe lại muốn nuôi dưỡng chính chúng ta, là những người còn đang sống ở trần thế, để tiến tới một cuộc sống tốt đẹp, saqữn sàng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, khi Chua sgọi chúng ta về cuộc sống đích thực, vĩnh cửu.
I. Trong Cựu Ứơc, Thiên Chúa đã hé mở, mạc klhải về sự sống lại và hạnh phúc được nhan Thánh Chúa. Trong bài đọc I, ta nghe ông Gióp nói : “ Tôi biết… ngày tận thế, tôi sẽ từ bụi đất sống lại…Tôi sẽ thấy Chúa tôi. Chính tôi sẽ thấy Người, và mắt tôi sẽ nhìn Người, chứ không ai khác”.
Mỗi lần khi kéo chuông nhà thờ, ta thấy đàn chó tru lên, vì tai nó rất thính, không chịu nổi tiếng chuông kêu. Cũng thế, mắt con người không đủ sức nhìn thẳng vào mặt trời, vì độ sáng của mặt trời quá mạnh. Thời xưa Chúa phán với Môisê trên núi Sinai : “ Ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống.” (Xh. 33, 20).
II. Ánh sáng cho ta hiểu phần nào về ánh sáng siêu việt của Thiên Chúa. Không ai đủ sức trông thấy Ngài trong sự cả sáng của Ngài. Khi chúng ta cầu nguyện cho Đức cha Giuse được hưởng nhan thánh Chúa là chúng ta xin Thiên Chúa mở mầu nhiệm của Ngài để Đức cha Giuse có đủ khả năng chiêm ngưỡng Ngài trực tiếp. Được hưởng nhan Chúa như thế đem lại một cuộc sống hạnh phúc tuyệt vời, vượt trên mọi hạnh phúc mà con người có thể thấy ở trần gian. Hơn nữa, cuộc sống hạnh phúc tuyệt vời này sẽ bền vững mãi mãi không bao giờ mất được.
III. Nói đến sự sống, người ta thường nghĩ đến cuộc sống hiện tại ở đời này, với những niềm vui cùng với nhiều đau khổ. Một đàng thì người ta không muốn đau khổ, và muốn đẩy cái chết xa được chừng nào hay chừng đó. Đằng khác, nếu kéo dài mãi cuộc sống ở trần gian, với bệnh tật, tuổi cao sức yếu, thì lại không chịu nổi, và cũng chẳng có ai muốn như thế. Tóm lại, trong chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau : Một đàng chúng ta không muốn chết, những người thân cũng chẳng muốn chúng ta chết. Nhưng đàng khác, chúng ta cũng không muôn kéo dài cuộc sống này đến vô tận, vì nó sẽ trở thành một gánh nặng, một hình phạt.
IV. Tâm trí chúng ta như đứng trước ngã ba đường, thật lúng túng, không biết lựa chọn cách nào. Lời Chúa sẽ dẫn đường chỉ lối cho chúng ta :
a. Chúa Giêsu nói với môn đệ : “ Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và không ai có thể lấy mất niềm vui ấy được”. (Ga 16, 22)
b. Thánh Phaolô triển khai Lời Chúa và nói với chúng ta :
“Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ sống lại với Người”. (2Tim 2, 11).
“Đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 2, 21).
c. Phụng vụ và các thánh giải thích thêm :
1. Lậy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi cũng không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan,thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời”.
Lời kinh Tiền Tụng I cầu cho các tín hữu qua đời nhắc nhở chúng ta : cuộc sống trần gian là tạm bợ. “Sinh ký tử quy”, sống gửi thác về. Bởi vậy, không nên bám víu vào những thực tại.
2. Thánh Ambrôsiô đã từng nói : “ Không nên than khóc cái chết, vì đó là nguyên do cứu độ loài người”.
3. Thánh Têrêsa Giêsu coi cái chết như cánh cửa mở ra để được nhìn thấy Chúa ; “ Con nóng lòng được nhìn thấy Chúa , nên con muốn chết”.
4. Đối với Thánh Têrêsa Hài Đồng : Điều mà người ta thường gọi là sự chết, thì Ngài gọi là một bước tới sự sống. Ngài nói ; “ Tôi không chết, tôi đang bước vào cõi sống”.
V. Nói về Thiên đàng, nơi Chúa hứa ban cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, thánh Phaolô đã diễn tả như sau :
“ Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người” (Icr 2,9).
Hạnh phúc khi con người được hiệp thông với Thiên Chúa, đồng thời, cũng được hiệp thông với tất cả những người ở trong Đức Kitô thì vượt quá sự hiểu biết và mọi sự diễn tả của con người. Thánh kinh thường nói với chúng ta về mầu nhiệm này bằng cấc hình ảnh : Sự sống, ánh sáng, sự bình an, tiệc cưới, rượu Nước Trời, Nhà Cha, thành Giêrusalem thiên quốc, thiên đàng, thấy Thiên Chúa. Và giáo lý thường dùng kiểu nói : sự sống đời đời, cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, cuộc sống ngàn thu…
VI. Cuộc sống đích thực và vĩnh cửu là cuộc sống mai sau, ở bên kia thế giới hiện tại mà chúng ta đang sống, nhưng lại liên quan mật thiết đến thế giới này. Có sống lương thiện, đạo đức ở đời này, thì mới được hưởng hạnh phúc đời sau.
VII. Chúa Giêsu dạy chúng ta những nhiệm vụ chính yếu đối với bản thân và đối với tha nhân. Ngài dạy chúng ta qua 8 mối Phúc Thật : Không ham tiền bạc của cải, biết thương người, sống hiền lành nhẫn nhục, không gây thù oán, đi tìm sự thật và công lý, gieo rắc tinh thần bác ái, hòa thuận, kể cả khi bị bắt bớ về sự công chính, thì sẽ được Nước Trời làm phần thưởng.
Khi nói về cuộc phán xét chung, Ngài dạy ta ; Hãy cho người đói ăn, người khát uống, người thiếu thốn có áo mặc. Thăm người đau yếu, viếng người bị tù đày… và Ngài hứa đưa vào cõi sống ngàn thu.
Những công việc trên đây mà người ta thường gọi là công việc bác ái, được thực hiện không do một động cơ nào khác ngoài “tình yêu của Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5, 14).
Và khi thực hiện những công việc đó, người Kitô hữu không đặt mình cao hơn người khác, nhưng nhận rằng công việc này là do ân sủng, còn bản thân người thực hiện chỉ là đầy tớ vô dụng.
Riêng với Đức cha Giuse, tất cả cuộc đời linh mục và giám mục của Ngài là phục vụ Gp.BMT : 44 năm linh mục và 14 năm Giám mục với nhiều công khó cho một Giáo phận rộng lớn và đông đúc. Lại còn kiêm nhiệm vụ giáo sư ĐCV Nha Trang.
Khoảng 20 năm qua, Đức cha lại bị chứng bệnh nan y . Đức cha nhận nhiệm vụ giám mục trong chính thời gian này. Trong tình trạng sức khỏe như vậy, hẳn Đức Cha đã phải cố gắng vượt mức để có thể chu toàn nhiệm vụ. Đức cha đã vui lòng chấp nhận, luôn sống chung với bệnh trong tinh thần vui vẻ không một tiếng than vãn kêu ca. Dường như Đức cha đã tận dụng thời gian này để tiếp tục dâng hi sinh, làm việc tông đồ và cũng để dọn mình.
Trước đây ít ngày, khi tôi đến thăm, Đức cha đã tỏ cho thấy muốn thanh thỏa mọi công việc với mọi người như đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Riêng với tôi : “ Đức cha Phaolô mà về Naza nghỉ hưu thì tôi cũng về đó”. Rồi Ngài quay sang nói với cha Thiều (phó giám đốc tu hội Naza Thủ Đức, nơi chuyên trị bệnh y học cổ truyền và chăm sóc người cao tuổi) : “Cha Thiều ơi, dọn phòng đi nhá. Hễ Đức cha Hòa về thì tôi cũng về.
Thật tôi cũng không ngờ đây là trối cuối cùng của Ngài. Trong thánh lễ hôm nay, tôi xin nói : “ Đức cha Giuse về bên Chúa, cũng xin dọn chỗ cho Giáo phận BMT và cho tất cả chúng tôi nữa.
“ Xuyến thượng tân nhân” : Đạt đến người mới là khẩu hiệu Giám mục của Đức cha.
Hôm nay Đức cha đa đạt đến người mới hoàn toàn, sau 73 năm đời người, 44 năm đời linh mục và 14 năm đời Giám mục.
“Đạt đến người mới”, “Đạt đến Trời Mới Đất Mới”, con nghĩ đó chính là điều Đức cha hằng ôm ấp và luôn cố gắng thực hiện trong suốt cuộc sống. Nhưng trước khi được vào Trời Mới Đất Mới, Đức cha phải kinh qua rất nhiều đau khổ.
Được gần gũi Đức cha, được cộng tác với Đức cha, con cảm nhận rằng cuộc đời của Đức cha được Chúa trao ban nhiều Thập giá. Thập giá ngay đầu đời linh mục là hơn sáu tháng sau ngày thụ phong, ông Cố tiễn Cha ra phi trường Tân Sơn Nhất để đi Banmêthuột. Cha lên máy bay, ông Cố quay về thì bị một chiếca xe tải lớn đụng phải, làm thiẹt mạng ngay tại chỗ.Con nghĩ đó là Thập giá mở đầu cho con đườn lên núi Calvariô của Đức cha.
Còn bệnh tiểu đường đã đeo bám Đức cha làm cho sức khỏe một ngày một suy giảm, nhất là trong thời gian làm Giám mục Chính tòa, khiến Đứccha không thể thực hiện nhiều hơn nữa những chương trình, kế hoạch xây dựng Giaó phận như lòng mong ước. Dẫu vậy, Đức cha vẫn là một Master et Magistra – Mẹ và Thầy- của đa số linh mục trẻ trong giáo phận nhà.
Trong mọi hoàn cảnh, con vẫn đọc thấy nét tươi vui, bình thản trên khuôn mặt Đức cha.mỗi khi gặp gỡ anh em linh mục, Đức cha luôn dùng những lời nói dí dỏm, có lúc đôi chút hài hước để làm cho những khó khăn tan biến hay bớt căng thẳng.
Những lần có dịp đến thăm Đức cha tại thành phố, con được thấy lòng can đảm, sức chịu đựng của Đức cha trước cơn bạo bệnh. Không kêu ca, không than phiền. Có những lần hai chân phù lên, cứng như cây gỗ, đi lại rất khó khăn, thế mà Đức cha vẫn vui cười trò chuyện coi như không có gì!
Hôm nay, Đức cha được Chúa giải thoát cho khỏi mọi nỗi khổ đau để đưa về Trời Mới Đất Mới, Đức cha để lại cho anh em linh mục chúng con một tấm gương nhẫn nhục chịu đựng trước mọi nghịch cảnh, biết chấp nhận ý Chúa trong cuộc đời. Chúng con xin dõi bước theo gương lành của Đức cha.
Hôm nay, Đức cha được về với Chúa, cộng đoàn linh mục, tu sĩ, chủng sinh, ứng sinh chúng con chúng con xin tạm biệt DSDức cha. Được về nơi Trời Mới Đất Mới, nơi Thiên Chúa hiển trị, xin Đức cha luôn nhớ đến tất cả chúng con còn đang long đong nơi đất khách lưu đầy này.
Chúng con hẹn gặp lại Đức cha nơi cõi hằng sống. Giờ đây tất cả chúng con xin đồng cúi đầu tạm biệt !
Mấy ngày nay, TGM .BMT nhận được rất nhiều điện thư từ khắp nơi gởi về, chia buồn về sự ra đi của Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức. Một điện thư gởi riêng cho tôi có viết như thế này : “ Chúa là sức mạnh cho cha trong giai đoạn mới, vì cha vừa mất đi một người cố vấn. Chúc cha luôn mạnh khỏe trong tình yêu của Đấng Phục Sinh”. Vâng, con vừa mất đi một vị tiền nhiệm, một vị cố ván khôn ngoan, luôn quan tâm đến sự phát triển của Giáo phận. Giaó phận chúng con vừa mất đi một vị chủ chăn đã hết lòng yêu mến và phục vụ đàn chiên với tất cả khảt năng Chúa ban. Đây là một sự mất mát lớn lao mà Giaó phận chúng con phải chấp nhận..
Thế nhưng, trước sự ra đi của Đức cha Giuse, mà chúng con tưởng như là một sự mất mát, chúng con lại được bao nhiêu sự quan tâm, chia sẻ của tất cả mọi thành phần Dân Chúa cũng như ngoài xã hội.
Trước hết chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Thánh Cha Bênêđictô, qua ĐHY Quốc Vụ Khanh và qua Bộ Truyền giáo đã ân cần thăm hỏi và gởi điện chia buồn đến gia đình giáo phận và gia đình của Đức cha Giuse.
Chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gierelli, Đại diện không thường trú của ĐTC tại Việt Nam đã cầu nguyện và tỏ tình hiệp thông với toàn thể giáo phận chúng con trong dịp lễ tang này.
Chúng con xin chân thành cảm ơn Qúy Đức Tổng , Qúy Đức cha đã gởi lời chia buồn, và, cách riêng đã về hiệp thông thánh lễ tiễn đưa Đức cha Giuse yêu quí của chúng con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sự hiện diện của Qúy Đức cha giúp chúng con hiểu được tầm quan trọng trong sự hiệp thông trong Giaó Hội và lòng yêu mến quý Đức cha dành riêng cho Đức cha Giuse của chúng con.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả chính quyền các cấp của ba tỉnh :Daklak, Daknông, Bình Phước, chính quyền thành phố Buônmathuột, phường Thắng Lợi, đã đến thăm viếng, phúng điếu và tạo mọi điều kiện thuận tiện cho buổi lễ tang được diễn tiến tốtđẹp.
Chúng tôi xin chan thành cảm ơn quí Ban đại diện của các Tôn giáo bạn : GHPGVN, Hội Thánh Tin Lành, Đạo giáo Cao Đài, đã viếng thăm và chia buồn với gia đình giáo phận
Chúng tôi cảm ơn quý cha Tổng Đại diện của cac giáo phận, quý cha của các giáo phận anh em, đã về hiệp dâng thánh lễ hôm nay.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Bề Trên thượng cấp, quý tu sĩ nam nữ đang làn việc trong và ngoài giáo phận đã thăm viếng và chia sẻ trách nhiệm trong ngày đại tang của giáo phận.
Cách riêng, gia đình GP. BMT xin cảm ơn tu hội Bác Ái tại Dĩ An, đã chăm sóc Đức cha Giuse một cách tươm tất trong những ngày cuối đời, và khi Chúa gọi Ngài về đã lo liệu mọi sự rất chu đáo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất những anh chị em tín hữu trong giáo phận đã bày tỏ lòng yêu mến Đức cha Giuse, và mỗi người trong trách nhiệm của mình đã nhiệt thành cộng tác trong công việc tổ chức của giáo phận; đặc biệt là các ban ngành, phục vụ trong dịp lễ tang ; ban Trật tự, Ban Truyền thông, Âm thanh, Ban Khánh tiết, các Ban kèn, ca đoàn v..v của các giáo xứ : Thánh Tâm, Vinh Hòa, Kim Châu, Kim Phát, Giang Sơn, Thánh Linh, Hưng Đạo.
Chúng tôi cũng không quên cảm ơn công ty tổ chức sự kiện Đông Á, dã giúp cho giáo phạn những phương tiện cần thiết để tổ chức buổi lễ tang hôm nay được tốt đẹp.
Trong khi tổ chức lễ tang cho Đức cha Giuse, mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, cũng như gia đình của Ngài, đã cố gắng hết sức có thể cho mọi công việc được tốt đẹp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn rất nhiều thiếu sót.Trong lúc tang gia bối rối, xinn quý Đức cha và toàn thể quý vị niệm tình tha thứ.
Đại gia đình giáo phận Banmêthuột xin chân thành cảm ơn.
Những lời cầu nguyện và hi lễ chúng ta dâng lên trong thánh lễ hôm nay, là để cầu cho Đức cha Giuse, nguyên là vị mục tử của GP. BMT, sớm đạt được cuộc sống vĩnh cửu, muôn đời hưởng nhan Thánh Chúa.
Nhưng Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe lại muốn nuôi dưỡng chính chúng ta, là những người còn đang sống ở trần thế, để tiến tới một cuộc sống tốt đẹp, saqữn sàng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, khi Chua sgọi chúng ta về cuộc sống đích thực, vĩnh cửu.
I. Trong Cựu Ứơc, Thiên Chúa đã hé mở, mạc klhải về sự sống lại và hạnh phúc được nhan Thánh Chúa. Trong bài đọc I, ta nghe ông Gióp nói : “ Tôi biết… ngày tận thế, tôi sẽ từ bụi đất sống lại…Tôi sẽ thấy Chúa tôi. Chính tôi sẽ thấy Người, và mắt tôi sẽ nhìn Người, chứ không ai khác”.
Mỗi lần khi kéo chuông nhà thờ, ta thấy đàn chó tru lên, vì tai nó rất thính, không chịu nổi tiếng chuông kêu. Cũng thế, mắt con người không đủ sức nhìn thẳng vào mặt trời, vì độ sáng của mặt trời quá mạnh. Thời xưa Chúa phán với Môisê trên núi Sinai : “ Ngươi không thể xem thấy tôn nhan Ta, vì con người không thể thấy Ta mà vẫn sống.” (Xh. 33, 20).
II. Ánh sáng cho ta hiểu phần nào về ánh sáng siêu việt của Thiên Chúa. Không ai đủ sức trông thấy Ngài trong sự cả sáng của Ngài. Khi chúng ta cầu nguyện cho Đức cha Giuse được hưởng nhan thánh Chúa là chúng ta xin Thiên Chúa mở mầu nhiệm của Ngài để Đức cha Giuse có đủ khả năng chiêm ngưỡng Ngài trực tiếp. Được hưởng nhan Chúa như thế đem lại một cuộc sống hạnh phúc tuyệt vời, vượt trên mọi hạnh phúc mà con người có thể thấy ở trần gian. Hơn nữa, cuộc sống hạnh phúc tuyệt vời này sẽ bền vững mãi mãi không bao giờ mất được.
III. Nói đến sự sống, người ta thường nghĩ đến cuộc sống hiện tại ở đời này, với những niềm vui cùng với nhiều đau khổ. Một đàng thì người ta không muốn đau khổ, và muốn đẩy cái chết xa được chừng nào hay chừng đó. Đằng khác, nếu kéo dài mãi cuộc sống ở trần gian, với bệnh tật, tuổi cao sức yếu, thì lại không chịu nổi, và cũng chẳng có ai muốn như thế. Tóm lại, trong chúng ta có hai khuynh hướng trái ngược nhau : Một đàng chúng ta không muốn chết, những người thân cũng chẳng muốn chúng ta chết. Nhưng đàng khác, chúng ta cũng không muôn kéo dài cuộc sống này đến vô tận, vì nó sẽ trở thành một gánh nặng, một hình phạt.
IV. Tâm trí chúng ta như đứng trước ngã ba đường, thật lúng túng, không biết lựa chọn cách nào. Lời Chúa sẽ dẫn đường chỉ lối cho chúng ta :
a. Chúa Giêsu nói với môn đệ : “ Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và không ai có thể lấy mất niềm vui ấy được”. (Ga 16, 22)
b. Thánh Phaolô triển khai Lời Chúa và nói với chúng ta :
“Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ sống lại với Người”. (2Tim 2, 11).
“Đối với tôi, sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 2, 21).
c. Phụng vụ và các thánh giải thích thêm :
1. Lậy Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi cũng không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan,thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời”.
Lời kinh Tiền Tụng I cầu cho các tín hữu qua đời nhắc nhở chúng ta : cuộc sống trần gian là tạm bợ. “Sinh ký tử quy”, sống gửi thác về. Bởi vậy, không nên bám víu vào những thực tại.
2. Thánh Ambrôsiô đã từng nói : “ Không nên than khóc cái chết, vì đó là nguyên do cứu độ loài người”.
3. Thánh Têrêsa Giêsu coi cái chết như cánh cửa mở ra để được nhìn thấy Chúa ; “ Con nóng lòng được nhìn thấy Chúa , nên con muốn chết”.
4. Đối với Thánh Têrêsa Hài Đồng : Điều mà người ta thường gọi là sự chết, thì Ngài gọi là một bước tới sự sống. Ngài nói ; “ Tôi không chết, tôi đang bước vào cõi sống”.
V. Nói về Thiên đàng, nơi Chúa hứa ban cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, thánh Phaolô đã diễn tả như sau :
“ Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người” (Icr 2,9).
Hạnh phúc khi con người được hiệp thông với Thiên Chúa, đồng thời, cũng được hiệp thông với tất cả những người ở trong Đức Kitô thì vượt quá sự hiểu biết và mọi sự diễn tả của con người. Thánh kinh thường nói với chúng ta về mầu nhiệm này bằng cấc hình ảnh : Sự sống, ánh sáng, sự bình an, tiệc cưới, rượu Nước Trời, Nhà Cha, thành Giêrusalem thiên quốc, thiên đàng, thấy Thiên Chúa. Và giáo lý thường dùng kiểu nói : sự sống đời đời, cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu, cuộc sống ngàn thu…
VI. Cuộc sống đích thực và vĩnh cửu là cuộc sống mai sau, ở bên kia thế giới hiện tại mà chúng ta đang sống, nhưng lại liên quan mật thiết đến thế giới này. Có sống lương thiện, đạo đức ở đời này, thì mới được hưởng hạnh phúc đời sau.
VII. Chúa Giêsu dạy chúng ta những nhiệm vụ chính yếu đối với bản thân và đối với tha nhân. Ngài dạy chúng ta qua 8 mối Phúc Thật : Không ham tiền bạc của cải, biết thương người, sống hiền lành nhẫn nhục, không gây thù oán, đi tìm sự thật và công lý, gieo rắc tinh thần bác ái, hòa thuận, kể cả khi bị bắt bớ về sự công chính, thì sẽ được Nước Trời làm phần thưởng.
Khi nói về cuộc phán xét chung, Ngài dạy ta ; Hãy cho người đói ăn, người khát uống, người thiếu thốn có áo mặc. Thăm người đau yếu, viếng người bị tù đày… và Ngài hứa đưa vào cõi sống ngàn thu.
Những công việc trên đây mà người ta thường gọi là công việc bác ái, được thực hiện không do một động cơ nào khác ngoài “tình yêu của Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5, 14).
Và khi thực hiện những công việc đó, người Kitô hữu không đặt mình cao hơn người khác, nhưng nhận rằng công việc này là do ân sủng, còn bản thân người thực hiện chỉ là đầy tớ vô dụng.
Riêng với Đức cha Giuse, tất cả cuộc đời linh mục và giám mục của Ngài là phục vụ Gp.BMT : 44 năm linh mục và 14 năm Giám mục với nhiều công khó cho một Giáo phận rộng lớn và đông đúc. Lại còn kiêm nhiệm vụ giáo sư ĐCV Nha Trang.
Khoảng 20 năm qua, Đức cha lại bị chứng bệnh nan y . Đức cha nhận nhiệm vụ giám mục trong chính thời gian này. Trong tình trạng sức khỏe như vậy, hẳn Đức Cha đã phải cố gắng vượt mức để có thể chu toàn nhiệm vụ. Đức cha đã vui lòng chấp nhận, luôn sống chung với bệnh trong tinh thần vui vẻ không một tiếng than vãn kêu ca. Dường như Đức cha đã tận dụng thời gian này để tiếp tục dâng hi sinh, làm việc tông đồ và cũng để dọn mình.
Trước đây ít ngày, khi tôi đến thăm, Đức cha đã tỏ cho thấy muốn thanh thỏa mọi công việc với mọi người như đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Riêng với tôi : “ Đức cha Phaolô mà về Naza nghỉ hưu thì tôi cũng về đó”. Rồi Ngài quay sang nói với cha Thiều (phó giám đốc tu hội Naza Thủ Đức, nơi chuyên trị bệnh y học cổ truyền và chăm sóc người cao tuổi) : “Cha Thiều ơi, dọn phòng đi nhá. Hễ Đức cha Hòa về thì tôi cũng về.
Thật tôi cũng không ngờ đây là trối cuối cùng của Ngài. Trong thánh lễ hôm nay, tôi xin nói : “ Đức cha Giuse về bên Chúa, cũng xin dọn chỗ cho Giáo phận BMT và cho tất cả chúng tôi nữa.
ĐGM Phalô Nguyễn Văn Hòa
Đôi lời tâm tình với Đức cha cố Giuse Nguyễn Tích Đức
Kính xin quí Đức cha cho phép con được thay mặt cho cộng đoàn Linh mục Giáo phận Banmêthuột có đôi lời tâm tình với Đức cha cố Giuse của chúng con.
Trọng kính Đức cha Giuse thân yêu,
“ Xuyến thượng tân nhân” : Đạt đến người mới là khẩu hiệu Giám mục của Đức cha.
Hôm nay Đức cha đa đạt đến người mới hoàn toàn, sau 73 năm đời người, 44 năm đời linh mục và 14 năm đời Giám mục.
“Đạt đến người mới”, “Đạt đến Trời Mới Đất Mới”, con nghĩ đó chính là điều Đức cha hằng ôm ấp và luôn cố gắng thực hiện trong suốt cuộc sống. Nhưng trước khi được vào Trời Mới Đất Mới, Đức cha phải kinh qua rất nhiều đau khổ.
Được gần gũi Đức cha, được cộng tác với Đức cha, con cảm nhận rằng cuộc đời của Đức cha được Chúa trao ban nhiều Thập giá. Thập giá ngay đầu đời linh mục là hơn sáu tháng sau ngày thụ phong, ông Cố tiễn Cha ra phi trường Tân Sơn Nhất để đi Banmêthuột. Cha lên máy bay, ông Cố quay về thì bị một chiếca xe tải lớn đụng phải, làm thiẹt mạng ngay tại chỗ.Con nghĩ đó là Thập giá mở đầu cho con đườn lên núi Calvariô của Đức cha.
Còn bệnh tiểu đường đã đeo bám Đức cha làm cho sức khỏe một ngày một suy giảm, nhất là trong thời gian làm Giám mục Chính tòa, khiến Đứccha không thể thực hiện nhiều hơn nữa những chương trình, kế hoạch xây dựng Giaó phận như lòng mong ước. Dẫu vậy, Đức cha vẫn là một Master et Magistra – Mẹ và Thầy- của đa số linh mục trẻ trong giáo phận nhà.
Trong mọi hoàn cảnh, con vẫn đọc thấy nét tươi vui, bình thản trên khuôn mặt Đức cha.mỗi khi gặp gỡ anh em linh mục, Đức cha luôn dùng những lời nói dí dỏm, có lúc đôi chút hài hước để làm cho những khó khăn tan biến hay bớt căng thẳng.
Những lần có dịp đến thăm Đức cha tại thành phố, con được thấy lòng can đảm, sức chịu đựng của Đức cha trước cơn bạo bệnh. Không kêu ca, không than phiền. Có những lần hai chân phù lên, cứng như cây gỗ, đi lại rất khó khăn, thế mà Đức cha vẫn vui cười trò chuyện coi như không có gì!
Hôm nay, Đức cha được Chúa giải thoát cho khỏi mọi nỗi khổ đau để đưa về Trời Mới Đất Mới, Đức cha để lại cho anh em linh mục chúng con một tấm gương nhẫn nhục chịu đựng trước mọi nghịch cảnh, biết chấp nhận ý Chúa trong cuộc đời. Chúng con xin dõi bước theo gương lành của Đức cha.
Hôm nay, Đức cha được về với Chúa, cộng đoàn linh mục, tu sĩ, chủng sinh, ứng sinh chúng con chúng con xin tạm biệt DSDức cha. Được về nơi Trời Mới Đất Mới, nơi Thiên Chúa hiển trị, xin Đức cha luôn nhớ đến tất cả chúng con còn đang long đong nơi đất khách lưu đầy này.
Chúng con hẹn gặp lại Đức cha nơi cõi hằng sống. Giờ đây tất cả chúng con xin đồng cúi đầu tạm biệt !
Lời Cảm tạ của ĐGM Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản trong thánh lễ an táng Đức cha cố Giuse
Trọng kính quý Đức cha
Qúy đại biểu Chính quyền các cấp,
Qúy cha Tổng Đại Diện, Qúy cha BỀ Trên,
Qúy cha trong và ngoài giáo phận,
Qúy Bề Trên Dòng, Qúy Chủng sinh, quý tu sỹ nam nữ,
Qúy Ân nhân, thân nhân của Đức cha Giuse,
Và toàn thể anh chị em quý mến,
Qúy đại biểu Chính quyền các cấp,
Qúy cha Tổng Đại Diện, Qúy cha BỀ Trên,
Qúy cha trong và ngoài giáo phận,
Qúy Bề Trên Dòng, Qúy Chủng sinh, quý tu sỹ nam nữ,
Qúy Ân nhân, thân nhân của Đức cha Giuse,
Và toàn thể anh chị em quý mến,
Mấy ngày nay, TGM .BMT nhận được rất nhiều điện thư từ khắp nơi gởi về, chia buồn về sự ra đi của Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức. Một điện thư gởi riêng cho tôi có viết như thế này : “ Chúa là sức mạnh cho cha trong giai đoạn mới, vì cha vừa mất đi một người cố vấn. Chúc cha luôn mạnh khỏe trong tình yêu của Đấng Phục Sinh”. Vâng, con vừa mất đi một vị tiền nhiệm, một vị cố ván khôn ngoan, luôn quan tâm đến sự phát triển của Giáo phận. Giaó phận chúng con vừa mất đi một vị chủ chăn đã hết lòng yêu mến và phục vụ đàn chiên với tất cả khảt năng Chúa ban. Đây là một sự mất mát lớn lao mà Giaó phận chúng con phải chấp nhận..
Thế nhưng, trước sự ra đi của Đức cha Giuse, mà chúng con tưởng như là một sự mất mát, chúng con lại được bao nhiêu sự quan tâm, chia sẻ của tất cả mọi thành phần Dân Chúa cũng như ngoài xã hội.
Trước hết chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Thánh Cha Bênêđictô, qua ĐHY Quốc Vụ Khanh và qua Bộ Truyền giáo đã ân cần thăm hỏi và gởi điện chia buồn đến gia đình giáo phận và gia đình của Đức cha Giuse.
Chúng con xin chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám mục Leopoldo Gierelli, Đại diện không thường trú của ĐTC tại Việt Nam đã cầu nguyện và tỏ tình hiệp thông với toàn thể giáo phận chúng con trong dịp lễ tang này.
Chúng con xin chân thành cảm ơn Qúy Đức Tổng , Qúy Đức cha đã gởi lời chia buồn, và, cách riêng đã về hiệp thông thánh lễ tiễn đưa Đức cha Giuse yêu quí của chúng con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sự hiện diện của Qúy Đức cha giúp chúng con hiểu được tầm quan trọng trong sự hiệp thông trong Giaó Hội và lòng yêu mến quý Đức cha dành riêng cho Đức cha Giuse của chúng con.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả chính quyền các cấp của ba tỉnh :Daklak, Daknông, Bình Phước, chính quyền thành phố Buônmathuột, phường Thắng Lợi, đã đến thăm viếng, phúng điếu và tạo mọi điều kiện thuận tiện cho buổi lễ tang được diễn tiến tốtđẹp.
Chúng tôi xin chan thành cảm ơn quí Ban đại diện của các Tôn giáo bạn : GHPGVN, Hội Thánh Tin Lành, Đạo giáo Cao Đài, đã viếng thăm và chia buồn với gia đình giáo phận
Chúng tôi cảm ơn quý cha Tổng Đại diện của cac giáo phận, quý cha của các giáo phận anh em, đã về hiệp dâng thánh lễ hôm nay.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Bề Trên thượng cấp, quý tu sĩ nam nữ đang làn việc trong và ngoài giáo phận đã thăm viếng và chia sẻ trách nhiệm trong ngày đại tang của giáo phận.
Cách riêng, gia đình GP. BMT xin cảm ơn tu hội Bác Ái tại Dĩ An, đã chăm sóc Đức cha Giuse một cách tươm tất trong những ngày cuối đời, và khi Chúa gọi Ngài về đã lo liệu mọi sự rất chu đáo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất những anh chị em tín hữu trong giáo phận đã bày tỏ lòng yêu mến Đức cha Giuse, và mỗi người trong trách nhiệm của mình đã nhiệt thành cộng tác trong công việc tổ chức của giáo phận; đặc biệt là các ban ngành, phục vụ trong dịp lễ tang ; ban Trật tự, Ban Truyền thông, Âm thanh, Ban Khánh tiết, các Ban kèn, ca đoàn v..v của các giáo xứ : Thánh Tâm, Vinh Hòa, Kim Châu, Kim Phát, Giang Sơn, Thánh Linh, Hưng Đạo.
Chúng tôi cũng không quên cảm ơn công ty tổ chức sự kiện Đông Á, dã giúp cho giáo phạn những phương tiện cần thiết để tổ chức buổi lễ tang hôm nay được tốt đẹp.
Trong khi tổ chức lễ tang cho Đức cha Giuse, mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận, cũng như gia đình của Ngài, đã cố gắng hết sức có thể cho mọi công việc được tốt đẹp. Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn rất nhiều thiếu sót.Trong lúc tang gia bối rối, xinn quý Đức cha và toàn thể quý vị niệm tình tha thứ.
Đại gia đình giáo phận Banmêthuột xin chân thành cảm ơn.
GM. Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản
Nguồn GP. Banmêthuột
nguyenthuong.ctxl@gmail.com
0 comments:
Post a Comment