Những lễ lên ngôi của các Giáo hoàng luôn là sự kiện mang ý nghĩa lịch sử, thu hút sự chú ý của hàng tỷ giáo dân trên toàn thế giới.
Giáo hoàng John XXIII (28/10/1958 đến 3/6/1963)
Sau khi Giáo hoàng Pius XII qua đời, Hồng y Angelo Roncalli bất ngờ trở thành vị giáo hoàng thứ 261 của Giáo hội Công giáo ở tuổi 77. Trước mật nghị hồng y, mọi người đều để ý tới tên tuổi của vị Tổng giám mục Giovanni Battista Montini thuộc thành Milan.
Giáo hoàng mới chọn hiệu là John, và đây là lần đầu tiên trong suốt 500 năm hiệu này được chọn. Trong thời gian tại vị, ông đã triệu tập Hội đồng Vatican lần hai để cải tổ Giáo hội nhưng qua đời trước khi hội đồng bế mạc.
Giáo hoàng Paul VI (21/6/1963 đến 6/8/1978)
Kế nhiệm John XXIII, Giáo hoàng Paul VI tiếp tục Hội đồng Vatican lần hai và cải thiện quan hệ của Công giáo với Chính thống giáo và Tin lành, dẫn đến nhiều cuộc họp và thỏa thuận lịch sử. Ông là Giáo hoàng cuối cùng được trao mũ miện và là Giáo hoàng đầu tiên đến Mỹ.
Giáo hoàng John Paul I (26/8/1978 đến ngày 28/9/1978)
John Paul I là Giáo hoàng đầu tiên sử dụng từ Đệ nhất trong hiệu. Ông cũng là Giáo hoàng đầu tiên sử dụng tên hiệu là tên hai vị thánh John và Paul. Ông qua đời chỉ 33 ngày sau khi tại vị, và triều đại của ông là một trong những giáo triều ngắn nhất lịch sử Giáo hội Công giáo.
Giáo hoàng John Paul II (16/8/1978 đến ngày 2/4/2005)
John Paul II là Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan, cũng là Giáo hoàng không phải là người Italy đầu tiên trong vòng 455 năm. Triều đại của ông kéo dài 26 năm, thuộc loại dài nhất lịch sử Công giáo. Từng tới 129 quốc gia, ông được tạp chíTime bình chọn là một trong 4 người có ảnh hưởng lớn nhất thể kỷ 20.
Giáo hoàng Benedict XVI (19/4/2005 đến ngày 28/2/2013)
Benedict XVI là giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong gần 600 năm của lịch sử Giáo hội Công giáo. Ông được giữ danh hiệu Giáo hoàng danh dự.
Giáo hoàng Phancis (19/3/2013)
200.000 tín hữu cùng với đại diện chính quyền 132 quốc gia cũng như nhiều phái đoàn các Giáo hội Kitô và liên tôn đã tham dự Thánh lễ Khai mạc Sứ vụ Phêrô của ĐTC Phanxicô từ lúc 9:30 sáng ngày 19-3-2013 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Dưới bầu trời thiên thanh của kinh thành Roma, Đức Phanxicô đã nhận dây pallium và nhẫn giáo hoàng, mở đầu một trang sử mới của Giáo hội gần gũi với các tín đồ.
Trong lễ nhận sứ vụ Phêrô ngày hôm nay của ĐTC Phanxicô, chúng ta được nhắc nhớ về ý nghĩa của dây pallium là "dấu tích xưa mà các giám mục Roma đã mang từ thế kỷ IV, biếu tượng cái ách của Chúa Kitô. Không những chúng ta phục vụ Đức Kitô mà còn thực hiện cứu rỗi cho toàn nhân loại.’’
Đức Phanxicô đứng trên xe hơi mui trần, đi qua quảng trường thánh Phêrô, dưới nắng xuân chan hòa, biểu tượng của an bình Thánh mẫu.
Đức Phanxicô xuống xe hôn và ban bình an cho một một tín hữu dị tật.
Trong bài giảng, Đức Phanxicô nhắc nhở nghĩa vụ bênh vực những người yếu đuối, bảo vệ môi sinh. Ngài cổ võ thế giới loại bỏ các dấu hiệu hủy diệt, chết chóc. Đức Phanxicô mời gọi tôn trọng mọi loài thụ tạo của Thiên Chúa cũng như môi trường sinh sống, bảo vệ loài người, chăm sóc thương yêu mỗi người, nhất là các trẻ em, những người già yếu thường ở ngoài sự đùm bọc thương yêu.’’
Đứng trên chiếc xe mui trần, Đức Phanxicô tươi cười, chào các tín hữu hoan hô vị tân giáo chủ, với nhiều lá cờ các nước tung bay. Đức Ông Mai Đức Vinh, giám đốc Giáo xứ Paris cho rằng lễ lãnh nhận sứ vụ Phêrô của Đức Phanxicô sẽ mở đầu một kỷ nguyên mới cho Giáo hội.
Một nữ tu người Việt cầu mong có một thánh Phanxicô tái sinh giữa trần gian, với lòng thương yêu, nhân hậu; với đức khó nghèo và khiêm nhường.
Trong thánh lễ sáng nay có hơn 130 phái đoàn chính thức, nhiều vị nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đến từ khắp nơi trên thế giới, trong số có phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, thủ tướng Đức bà Angela Merkel, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault. Bà Cristina Kirchner, tổng thống A Căn Đình, quê hương của Đức Phanxicô, cũng có mặt trong số các phái đoàn nước ngoài. Theo bản tin sáng nay của Hội Thừa sai Paris, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu có trong số các vị nguyên thủ quốc gia dự thánh lễ.
Linh mục Adolfo Nicolas, bề trên tổng quyền dòng Tên và linh mục Marco Tasca, bề trên tổng quyền dòng Phanxicô đã đồng tế trong thánh lễ lịch sử này.
Đức Phanxicô đứng trên xe hơi mui trần, đi qua quảng trường thánh Phêrô, dưới nắng xuân chan hòa, biểu tượng của an bình Thánh mẫu.
Đức Phanxicô xuống xe hôn và ban bình an cho một một tín hữu dị tật.
Trong bài giảng, Đức Phanxicô nhắc nhở nghĩa vụ bênh vực những người yếu đuối, bảo vệ môi sinh. Ngài cổ võ thế giới loại bỏ các dấu hiệu hủy diệt, chết chóc. Đức Phanxicô mời gọi tôn trọng mọi loài thụ tạo của Thiên Chúa cũng như môi trường sinh sống, bảo vệ loài người, chăm sóc thương yêu mỗi người, nhất là các trẻ em, những người già yếu thường ở ngoài sự đùm bọc thương yêu.’’
Đứng trên chiếc xe mui trần, Đức Phanxicô tươi cười, chào các tín hữu hoan hô vị tân giáo chủ, với nhiều lá cờ các nước tung bay. Đức Ông Mai Đức Vinh, giám đốc Giáo xứ Paris cho rằng lễ lãnh nhận sứ vụ Phêrô của Đức Phanxicô sẽ mở đầu một kỷ nguyên mới cho Giáo hội.
Một nữ tu người Việt cầu mong có một thánh Phanxicô tái sinh giữa trần gian, với lòng thương yêu, nhân hậu; với đức khó nghèo và khiêm nhường.
Trong thánh lễ sáng nay có hơn 130 phái đoàn chính thức, nhiều vị nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đến từ khắp nơi trên thế giới, trong số có phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, thủ tướng Đức bà Angela Merkel, thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault. Bà Cristina Kirchner, tổng thống A Căn Đình, quê hương của Đức Phanxicô, cũng có mặt trong số các phái đoàn nước ngoài. Theo bản tin sáng nay của Hội Thừa sai Paris, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu có trong số các vị nguyên thủ quốc gia dự thánh lễ.
Linh mục Adolfo Nicolas, bề trên tổng quyền dòng Tên và linh mục Marco Tasca, bề trên tổng quyền dòng Phanxicô đã đồng tế trong thánh lễ lịch sử này.
Trọng Giáp
(nguyenthuong) Tổng hợp
(nguyenthuong) Tổng hợp
0 comments:
Post a Comment