Flash News
bvss CHÂN DUNG ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIE CHÂN DUNG GIÁM MỤC XUÂN LỘC CHÂN PHƯỚC JOHN PAUL II ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI ĐỨC THÀNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI ĐỨC THÀNH CHA FRANCIS ĐỨC THÁNH CHA FRANCIS I Giao Hội Hoàn Vũ GIÁO HỘI HOÀN VŨ Giao HỘI VIỆT NAM GIÁO HỘI VIỆT NAM Giao Phan Xuân Lộc GIÁO PHẬN XUÂN LỘC GIÁO XỨ CHÍNH TÒA XUÂN LỘC GÓC ẢNH LONG KHÁNH Liên Kết WEBSITE NET Đẹp Quê Hương NÉT ĐẸP QUÊ HƯƠNG NHÌN RA THẾ GIỚI TẤM LÒNG VÀNG THÔNG TIN CÔNG GIÁO THÔNG TIN VATICAN THƯ VIỆN CÔNG GIÁO THƯ VIỆN VIDEO CÔNG GIÁO TRUYỀN HÌNH CTV TRUYỀN THÔNG

Fashion{#d70f81}

Health{#1BAEE0}

Food{#32bba6}

Mail Instagram Pinterest RSS
Mega Menu

Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II: Hai vị thánh đầy cá tính và hài hước

  Người ta đang đếm ngược tới giờ phút mong đợi nhất trong lịch sử hiện đại của Giáo Hội: việc phong thánh cho hai vị giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII.
  Trong suốt tuần lễ này, Tòa Thánh đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện đặc biệt với các diễn giả từng quen biết hai vị thánh tương lai này. Để giúp truyền đạt các chi tiết về cuộc đời hai vị, Tòa Thánh còn vận dụng cả một nhóm mới, trong đó có linh mục Mỹ gốc Mễ Tây Cơ là Manuel Dorantes, để thông dịch cho các nhà báo Anh và Tây Ban Nha nữa. 
  Vào hôm thứ Ba, các vị thỉnh nguyện viên án phong thánh cho hai Đức Giáo Hoàng lên tiếng trình bày lý do tại sao hai nhân vật này đã là mô thức cho mọi Kitô hữu. Hai vị cũng cho ta nhiều cái nhìn thông sáng về cá tính của các ngài. 
  Cha Giovangiuseppe Califano, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Gioan XXIII, cho hay: “Có câu truyện truyền tụng về một vị giám mục kia đến tâm sự với Đức Gioan XXIII rằng: ‘từ khi được chọn làm giám mục tới nay, con ngủ không được. Con có nhiều suy nghĩ quá’. Đức Gioan XXIII trả lời: ‘Cha cũng cảm nhận như con: khi được bầu làm giáo hoàng, cha cũng suy nghĩ liên miên. Một đêm kia, cha gặp Thiên Thần bản mệnh trong một giấc mơ; thiên thần bảo cha: này Angelo, đừng quá quan trọng hóa con. Từ đó, cha ngủ rất ngon’”.
  Còn Cha Slawomir Oder, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, thì kể lại “một lần kia, khi Đức Gioan Phaolô II mệt mỏi, một trong các nữ tu có nhiệm vụ săn sóc ngài thưa: ‘thưa Đức Thánh Cha, con lo lắng cho Đức Thánh Cha (your holiness)’. Ngài bèn đáp lại: ‘Cha cũng lo lắng cho sự thánh thiện của cha (my holiness)’”. 
  Hai vị thỉnh nguyện viên cũng đề cập tới cả các khuyết điểm lẫn nhân đức của các ngài để chứng tỏ rằng đạt tới sự thánh thiện không hề là chuyện ảo tưởng. Cả hai vị giáo hoàng đều sẽ được phong hiển thánh vào Chúa Nhật kính lòng Chúa thương xót, một ngày lễ do Đức Gioan Phaolô II thiết lập. Nhưng cuộc đời của cả hai ngài đều cho thấy lòng Chúa thương xót hết sức quan trọng đối với mình. 
  Cha Giovangiuseppe Califano cho hay: “Mọi sự sẽ xẩy ra trong Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót. Tôi nghĩ rằng gốc rễ nền linh đạo của cả hai vị giáo hoàng chính là ý muốn đề cao lòng nhân từ hay thương xót của Thiên Chúa”. 

Hai chiếc chắn sách 
  George Weigel, người viết tiểu sử nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II, cho rằng quyết định táo bạo của Đức Phanxicô phong thánh cho chân phúc Gioan XXIII mà không cần một phép lạ thứ hai như thông lệ, và liên kết nghi lễ phong thánh cho vị Giáo Hoàng Tốt Lành này với nghi lễ phong thánh cho chân phúc Gioan Phaolô II chắc chắn sẽ giúp tái định hướng việc suy tư của Công Giáo về lịch sử hiện đại của Giáo Hội. 
  Weigel nghĩ rằng điều Đức Phanxicô muốn gợi ý là: Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II là hai chiếc chắn sách song sinh (twin bookends) của Công Đồng Vatican II, và do đó, cần được phong thánh cùng một lúc. 
  Ngày 25 tháng 1 năm 1959, chỉ sau khi được bầu chưa đầy 3 tháng, Đức Gioan XXIII đã làm thế giới Công Giáo ngạc nhiên khi loan báo rằng ngài sẽ triệu tập công đồng chung lần thứ 21 của lịch sử. Theo một số tư tưởng gia Công Giáo, giáo huấn của Công Đồng Vatican I, tức giáo huấn dạy rằng Giám Mục Rôma được hưởng đặc sủng vô ngộ trong các hoàn cảnh được xác định cẩn thận, đã khiến cho các công đồng chung trong tương lai không còn cần thiết nữa. Các công đồng chung hay công đồng đại kết trước đây được triệu tập để giải quyết các vấn đề tranh cãi về tín lý; Đức Giáo Hoàng hiện nay có thể tự mình giải quyết các tranh cãi này, nên không cần tới các công đồng nữa. 
  Đức Giaon XXIII không đồng ý như thế. Công đồng của ngài, trong khi vẫn cử hành và tái xác quyết kho tàng đức tin, đã thăm dò nhiều phương cách để các chân lý trường cửu mà Giáo Hội luôn chuyển tải trong lịch sử được trình bày với thế giới một cách nhiều hiệu năng hơn. Người ta vốn cho rằng Đức Gioan XXIII muốn Vatican II là một công đồng “mục vụ”, và điều này quả đúng. Nhưng là một sử gia chuyên nghiệp, Đức Gioan XXIII có một tầm nhìn rộng lớn về điều “mục vụ” có nghĩa gì. 
  Ngài biết rõ: vị giáo hoàng của thời trai trẻ của ngài là Đức Lêô XIII đã giải phóng nhiều năng lực cải cách trong Giáo Hội, những năng lực từng tạo nên nhiều sóng gío đáng kể trong nửa đầu thế kỷ 20. Ngài muốn tập chú các năng lực cải cách này qua cảm nghiệm rực rỡ của một Lễ Hiện Xuống mới, để Giáo Hội trở thành một chứng nhân có sức thuyết phục hơn theo nghĩa phúc âm đối với Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người. Tháo gỡ đạo Công Giáo là điều sau cùng trong tâm trí Đức Gioan XXIII. Mục tiêu chiến lược vĩ đại của ngài là một Giáo Hội có thể mang tới cho thế giới “liều thuốc xót thương” (như chính ngài đã nói trong diễn văn khai mạc Công Đồng) dưới hình thức các sự thật đem lại sự sống. 
  Như mọi người từng sống qua thời kỳ sau Vatican II đều rõ, Công Đồng của Đức Gioan XXIII đã tạo nên nhiều sóng gió của riêng nó. Weigel tin chắc rằng một lý do là: không như các công đồng trước, Vatican II không cung cấp các chìa khóa có thế giá cho việc giải thích về chính nó. Nó không xác định bất cứ tín lý nào. Nó không kết án bất cứ lạc giáo hay người lạc giáo nào. Nó không ấn định bất cứ điều khoản mới nào cho bộ giáo luật, nó không viết ra kinh tin kính nào, nó không ủy nhiệm bất cứ sách giáo lý nào. Đó là những cách các công đồng trước nói với Giáo Hội, “đây là điều chúng tôi muốn nói”. Vatican II không làm bất cứ điều gì trong số đó cả. 
  Và tất cả chúng ta đều biết chuyện gì đã xẩy ra sau đó. Mặc ai muốn nói sao thì nói về Điều Vatican II Muốn Nói. Và giữa những tự do ấy, mục tiêu chiến lược của Đức Gioan XXIII, một Giáo Hội được lên sinh lực trở lại về tinh thần phúc âm để công bố trọn vẹn bản hòa tấu chân lý Công Giáo một cách mà thời hiện đại có thể nghe được, đã mất hút. 
  Nhưng rồi Thiên Chúa đã cho trỗi dậy một con người thánh thiện, một thiên tài, và một cảm nghiệm mục vụ sâu sắc, một con người của Công Đồng từng hướng dẫn một cuộc thực thi sâu rộng Vatican II tại chính giáo phận của mình trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, để đóng vai người kế nhiệm thứ ba của Đức Gioan XXIII: Karol Wojtyla thành Cracow, lấy danh hiệu Gioan Phaolô II để tôn kính hai người kế nhiệm đầu tiên của ngài. Suốt thời gian 26 năm rưỡi và với sự trợ lực của Đức HY Joseph Ratzinger (một bậc cựu trào nữa của Vatican II, sau trở thành người kế vị thứ tư của Đức Gioan XXIII), Đức Gioan Phaolô II đã đem lại cho Giáo Hội những chìa khóa chủ yếu để giải thích Vatican II một cách có thế giá. 
  Ngài làm thế bằng chính huấn quyền của ngài, qua Thượng Hội Đồng các giám mục thế giới, và qua Đại Năm Thánh 2000. Và khi ngài được gọi về Nhà Cha, ngài đã hướng Giáo Hội về mục tiêu chiến lược mà Đức Gioan XXIII đã xác định ngày 11 tháng 10 năm 1962: cải cách Đạo Công Giáo cho một đệ tam thiên niên kỷ của hành động phúc âm và tông truyền, cho việc hàn gắn thế giới.

Hai môn đệ triệt để hồi hướng của Chúa Kitô, một Công Đồng, hai chiếc chắn sách: đó là điều Đạo Công Giáo cử hành trong lễ phong thánh cho Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. 
Vũ Văn An

0 comments:

Post a Comment